Thành Biên Group
|
Chơi cùng bé
Cắp cua (Lớp 4-5 tuổi)
1. Mục đích:
- Luyện tập sự khéo léo của các ngón tay, tập đếm từ 1 đến 10. - Trò chơi của trẻ em 4 đến 5 tuổi
Lời ca:
Cắp cua Bỏ giỏ Mang về Nấu canh
2. Cách chơi
- Chơi trong nhà hoặc ngoài trời. - Khoảng 3 – 4 trẻ một nhóm chơi. Một trẻ có khoảng 10 viên sỏi nhỏ. Cùng “oẳn tù tì” để xác định thứ tự chơi, ai thắng được đi trước. - Trẻ bốc hết số sỏi vào hai lòng bàn tay, trải đều ra sàn. - Sau đó đặt úp hai bàn tay vào nhau làm giỏ đựng cua. Vừa đọc lời ca vừa đưa hai ngón tay trỏ ra cắp từng hạt sỏi vào giỏ. - Mỗi câu ca cắp một hạt sỏi. Khi nào sỏi đầy tay thì đổ sang bên cạnh. - Nếu khi nhặt sỏi bị chạm vào viên sỏi bên cạnh là mất lượt. Trẻ khác được đi. - Chơi cho tới khi hết sỏi trên sàn thì đếm xem ai nhiều hơn là thắng cuộc.
Vượt chướng ngại vật (Vận động, tiếp sức) 1. CHUẨN BỊ - Hầm chui (hoặc thùng carton). - Phấn vạch. - Dây đeo vòng (vòng bằng nhựa hoặc bìa cứng). - Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt (hoặc hình khác).
2. CÁCH CHƠI - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ). - Cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng hai tay sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
Yêu cầu: - Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau bắt đầu chạy từ điểm xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô. - Trẻ chơi liên tục trong khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Đoán bạn
Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn. Cho 1 bé đi ra ngoài. Giáo viên ở trong lớp giấu 1 bé vào trong 1 chiếc chăn nằm giữa vòng tròn. Sau đó kêu bé ở bên ngoài vào, cho bé đoán thử bạn nào nằm trong chăn. Có thể gợi ý từ từ cho bé (tóc dài, tóc ngắn,...) đến khi bé đoán ra.
Trò chơi này giúp bé luyện trí nhớ và học cách suy luận tốt.
Ðố tay (4-6 tuổi)
Số người chơi: 2
Cách chơi: Ðố tay là một người nắm hai bàn tay lại và giấu một vật gì đó trong một bàn tay. Vừa đưa từng nắm tay ra vừa hát:
Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Ðố ai lấy mắt Ngó trong tay này Tay nào có? Tay nào không?
Người kia phải đoán trúng tay nào có dấu đồ vật mới được thắng thì được làm người đố tay.
Đường dốc (Từ 3 tuổi)
Làm một vài con đường dốc với các độ cao khác nhau cho bé chơi. Hỏi bé đường nào xe sẽ chạy nhanh hơn. Lắng nghe xem trẻ có thể trả lời được không. Nếu không, giáo viên giải thích cho bé hiểu.
Gió và mây (Từ 2 tuổi)
Sau khi kể cho con bạn nghe gió đã di chuyển những đám mây như thế nào. Hãy để các con bạn thực hiện những cuộc đua đám mây bằng việc thổi gió làm di chuyển các cuộn bông gòn (giả làm mây).
Hái quả (Từ 1,5 tuổi)
1. CHUẨN BỊ
- Phấn để vẽ các hình. - Các cây nấm hoặc con ki. - Chậu cây có 10 quả. - Sọt đựng quả.
2. CÁCH CHƠI
- Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 3 – 4 tuổi). - Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ làm chú gấu bò qua đường hẹp (bò bằng 2 tay, 2 chân), khi bò hết đường hẹp trẻ bật liên tục qua các vòng tròn. Sau đó, chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.
* Yêu cầu:
- Khi trẻ trước bò hết đường hẹp, bắt đầu bật thì trẻ sau bắt đầu bò. - Trẻ phải vận động liên tục theo dây chuyền không dừng lại đến bao giờ hái hết quả. - Trẻ chơi liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, không hạn chế đến số lần chơi của trẻ.
Ði tàu hỏa (xe lửa) (4-6 tuổi)
Cần những gì: Cần một khoảng sân nhỏ cỡ chừng 4mx6m.
Số người chơi: Tập thể
Cách chơi: Những người chơi xếp thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa (cứ thế nối tiếp nhau). Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh :
- Tàu lên dốc (hay tàu xuống dốc)!
Khi nghe lệnh tàu lên dốc , tất cả chạy chậm chậm , bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh tàu xuống dốc , tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
Trong lúc chạy, những người làm toa tàu phía sau hát bài đồng dao:
Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu Đi mau, về mau Kẻo trời sắp tối!
Trò chơi này cũng có thể thay đổi bài hát như sau:
Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi! Đi đi khắp nơi, mà không thích sao? Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi! Đi đi khắp nơi , mà không tốn tiền! Anh có đi không? Tôi đi! Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi!
Cóc nhảy (4-6 tuổi)
Cần những gì: Sân chơi
Số người chơi: Tập thể
Cách chơi: Cho các em đứng theo vòng tròn cách nhau khoảng hai sải tay. Sau tiếng còi bắt đầu, các em phải để hai tay ngang hông (chống nạnh) và ngồi xuống giống như con cóc. Các em bắt đấu nhảy về phía bên phải theo vòng tròn.
Trong khi nhảy, lần đầu em phải vỗ tay về phía trước và lần thứ hai em phải vỗ tay về phía sau, và tiếp tục vừa nhảy vừa vỗ tay như vậy.
Em nào bị ngã sẽ bị loại ra khỏi vòng tròn. Em tiếp tục cứ việc nhảy và vỗ tay, không bị té là người thắng cuộc.
Chướng ngại vật (Từ 1,5 tuổi)
Toán về các mối liên hệ trong không gian:
Chuẩn bị các chướng ngại vật như bàn, sợi dây, ghế... Hướng dẫn bé trườn bên dưới sợi dây. Đi qua lại sợi dây. Ngồi vào ghế…
Con gì đây? (4-6 tuổi)
Cần những gì: Sân chơi
Số người chơi: Tập thể
Cách chơi: Các em ngồi theo vòng tròn và chọn một em đi ra xa. Những em còn lại sẽ chọn tên của một con vật để đặt tên cho em đi ra ngoài (mèo, chuột, gấu, sư tử, voi...).
Sau khi đã chọn tên, gọi em kia vào. Em được hỏi 7 câu hỏi để đoán mọi người đã đặt tên gì cho mình (Thí dụ: Ðuôi của tôi có dài không? Tai của tôi có to không? Tôi có bay được không?...) Dựa vào những câu hỏi đó để biết mà đoán tên của mình.
Con vật lớn và nhỏ (Từ 1,5 tuổi)
Chuẩn bị 2 cái rổ hoặc 2 cái hộp. Cho trẻ phân loại và bỏ con vật nhỏ vào một hộp, con vật lớn vào hộp còn lại.
Con vật yêu từ các mẫu hình học (Từ 3 tuổi)
Chuẩn bị
- Giấy cứng - Hồ dán - Màu nước (có thể dùng mút rửa chén để tô màu nước)
Thực hiện
Cho trẻ một số các dạng hình học đã được cắt sẵn (hình tam giác, chữ nhật, tròn, vuông…). Yêu cầu trẻ tự sáng tạo ra con vật mà bé yêu thích bằng cách dán các hình với nhau theo cách mà bé chọn. Bé có thể dùng màu để trang trí thêm cho con vật của mình.
Đám mây trông như thế nào?
Trò chuyện với bé rằng ta thường nhìn thấy các đám mây với nhiều hình dạng khác nhau. Sau đó bạn gấp đôi tờ giấy màu lại rồi nhỏ một ít màu nước trắng vào giữa bên trong tờ giấy. Bạn yêu cầu bé ép mạnh tờ giấy rồi đoán xem đám mây sẽ có hình dạng thế nào.
Đề phòng những vũng nước (từ 2 tuổi)
Làm những vũng nước giả vờ trên sàn nhà và cho bé nhảy qua những vũng nước sao cho không bị "ướt".
Đi du lịch bằng tàu hỏa
Sắp đều những cái ghế để tạo ra một tàu hỏa (hay xe buýt). Đánh số vào tất cả các ghế. Bạn phân phối vé (với số tương ứng) tới các em. Rồi bạn đóng vai thợ máy cầm một tấm bảng báo hiệu và soát vé của các bé, rồi đục lỗ một lỗ trong vé và trả lại bé. Có thể thêm vali hay bản đồ du lịch cho thêm phần sinh động. Trò chơi này có thể được chơi cho một xe buýt hay máy bay. Bạn có thể áp dụngt rò chơi này cho vài bé trong gia đình để bé quen với việc học đếm số và giao tiếp xã hội (cách đi ra bến tàu, bến xe...)
Chuyền bóng (Từ 3 tuổi)
Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng. Cho trẻ đứng thành vòng tròn. (Nếu lớp đông có thể chia thành nhiều vòng tròn). Cứ 10 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi giáo viên hô “bắt đầu” thì người cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp: Không có cánh Mà bóng biết bay Không có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanhbạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào.
Khi trẻ đã chơi thành thạo có thể chia làm hai hoặc ba nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
Chồng nụ, chồng hoa (4-6 tuổi)
Số người chơi: Tập thể
Cách chơi: Chồng nụ, chồng hoa là trò để các nắm tay lên nhau và đếm cho tới khi nào chữ cuối cùng của bài đụng tới nắm tay nào thì nắm tay đó bị loại ra. Và lại bắt đầu bài hát, loại ra từ từ các nắm tay của các người chơi, cho tới khi nắm tay cuối cùng còn lại là người đó thắng.
Chặt cây vừa Chừa cây mộng Cây tầm phộng Cây mía lau Cây nào cao Cây nào thấp Cây mía vấp Chặt bỏ ra.
Trò chơi Chồng nụ, chồng hoa còn được chơi với bài này:
Tùm nụm, tùm nịu Tay tí tay tiên Ðồng tiền chiếc đũa Hột lúa ba bông Ăn trộm trứng gà Bù xoa bù xít Con rắn con rít Thì ra tay này.
Chi chi chành chành (2-4tuổi)
Số người chơi: Tập thể
Cách chơi: Người quản trò lật ngửa bàn tay, hơi khum lại và các bạn khác để ngón tay trỏ của mình giữa lòng bàn tay của người quản trò. Tất cả cùng ca chung với nhau cho tới cuối bài hát thì các bạn chơi phải chuẩn bị rút tay lại vì người quản trò sẽ nắm tay lại thật nhanh. Bạn nào bị quản trỏ nắm được ngón tay là bị thua.
Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương thượng đế Cấp kế đi tìm Con chim làm tổ Ù òa ù ập.
Chiếc diều giấy (từ 2 tuổi)
Cắt một chiếc diều giấy và tiếp tục cắt chúng làm đôi. Tập cho bé ràp 2 mảnh ghép này khớp nhau.
Chiếc lông chim
Trò chơi tập thể
Chia bé ra thành từng cặp và đưa mỗi cặp một chiếc lông chim. Yêu cầu bé cho chiếc lông chim bay trong không khí bằng cách thổi chúng. Giải thích cho bé là lông chim bay trong gió cũng tương tự như bay nhờ hơi thở của bé vậy.
Chim nào bay được? (Từ 1,5 tuổi)
Cắt nhiều bức tranh khác nhau của nhiều loài chim. Chỉ cho cho bé loài nào bay được và loài nào không bay được.
Chai và nắp (4-6 tuổi)
Cần những gì: Khoảng 10 cái chai (cỡ khác nhau) có nắp vặn. Tốt nhất nên chọn chai nhựa.
Số người chơi: 1
Cách chơi: Bỏ chai và nắp ra riêng. Ðể bé chọn nắp nào đúng để vặn vào chai. Có thể dùng đồng hồ để xem bé cần bao nhiêu thời gian.
Cầu vông lăn tròn (từ 2 tuổi)
Trò chơi giúp rèn luyện tay chân, sự quan sát của mắt, tính thẩm mỹ và sáng tạo.
Dung một chai soda nhựa, đổ đầy nước và bỏ nhiều hạt đá đủ màu vào. Cho bé lăn tròn chai và bé quan sát những màu sắc của 7 sắc cầu vồng đang hòa lẫn vào nhau. Lưu ý: bạn nhớ dán chặt nắp chai để bé không thể mở ra nhé!
Cặp kè (4-6 tuổi)
Cách chơi:
Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa tới trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao sau:
Cặp kè Ăn muối mè Ngồi xuống đất Ăn rau muống Đứng lên
Cứ đến câu: "Ngồi xuống đất" thì tất cả cùng ngồi xổm xuống và khi đến câu: "Ðứng lên" thì tất cả lại đứng lên. Tiếp tục hát đi hát lại. |
Trò 1: Cụng mũi
- Đặt bé ngồi trong lòng bạn và đối diện với bạn
- Nói “bu” với bé 2 lần, mỗi lần cúi mặt bạn sát với mặt bé hơn
- Nói “bu” với bé lần thứ 3 thì cụng mũi bạn vào mũi bé
- Lặp lại trò chơi, thay đổi âm lượng và âm tiết mỗi khi bạn nói “bu” với bé
Trò 2: Bé tập lẫy
- Đặt bé nằm bên cạnh bạn
- Chọn 2 món đồ chơi yêu thích của bé, đặt mỗi bên một món
- Nói với bé “Mình tập lẫy nào”
- Giúp bé lẫy về một bên để nhìn thấy món đồ chơi, cho bé chơi cùng
- Đổi bên lẫy cho bé
Trò 3: Quyển sách lăn
- Dùng một hộp nhựa hình trụ đã rửa sạch
- Cắt các hình con vật, hoa lá rực rỡ và dán vào hộp. Có thể dùng cả đề can.
- Lăn chiếc hộp, chỉ cho bé xem những hình ảnh khác nhau và diễn tả cho bé nghe
- Nói với bé thử tìm trên hộp xem con mèo/vịt/cún ở đâu
Học và chơi với bé 18-24 tháng tuổi
10/05/2010 // 1 phản hồi // Xem: 58 views // Chuyên mục: Trò chơi // Thẻ: trò chơi.
Bây giờ, bé có thể đi và “bi bô” về những thứ xung quanh. Bé còn biết chạy rất nhanh, nói nhiều từ rõ nghĩa và biết tự suy nghĩ. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của bé, với khả năng vượt trội là bé biết tìm nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề nhỏ.
Các kỹ năng bé đạt được
- Hiểu được người và đồ chơi như gấu Teddy thì khác nhau. Vì thế, bé có thể tham gia trò chơi giả vờ.
- Bắt đầu hiểu những khái niệm thời gian như lát nữa, ngày mai, bây giờ, sau bữa cơm…
- Bắt đầu biết tự mặc đồ, dù vẫn khó khăn với những cái cúc và khóa kéo.
- Bé có thể muốn được tự đánh răng, chải tóc…
- Bé muốn trợ giúp bố mẹ và thích bắt chước người lớn. Bé còn biết dọn dẹp nhà với một chiếc chổi và chiếc hót rác, dù sự dọn dẹp này có khi còn tạo ra một đống hỗn độn khác.
- Lật trang sách nhưng có thể là 3-4 trang cùng lúc.
Trò 1: Cụng mũi
- Đặt bé ngồi trong lòng bạn và đối diện với bạn
- Nói “bu” với bé 2 lần, mỗi lần cúi mặt bạn sát với mặt bé hơn
- Nói “bu” với bé lần thứ 3 thì cụng mũi bạn vào mũi bé
- Lặp lại trò chơi, thay đổi âm lượng và âm tiết mỗi khi bạn nói “bu” với bé
Trò 2: Bé tập lẫy
- Đặt bé nằm bên cạnh bạn
- Chọn 2 món đồ chơi yêu thích của bé, đặt mỗi bên một món
- Nói với bé “Mình tập lẫy nào”
- Giúp bé lẫy về một bên để nhìn thấy món đồ chơi, cho bé chơi cùng
- Đổi bên lẫy cho bé
Trò 3: Quyển sách lăn
- Dùng một hộp nhựa hình trụ đã rửa sạch
- Cắt các hình con vật, hoa lá rực rỡ và dán vào hộp. Có thể dùng cả đề can.
- Lăn chiếc hộp, chỉ cho bé xem những hình ảnh khác nhau và diễn tả cho bé nghe
- Nói với bé thử tìm trên hộp xem con mèo/vịt/cún ở đâu
Học và chơi với bé 18-24 tháng tuổi
Bây giờ, bé có thể đi và “bi bô” về những thứ xung quanh. Bé còn biết chạy rất nhanh, nói nhiều từ rõ nghĩa và biết tự suy nghĩ. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của bé, với khả năng vượt trội là bé biết tìm nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề nhỏ.Các kỹ năng bé đạt được
- Hiểu được người và đồ chơi như gấu Teddy thì khác nhau. Vì thế, bé có thể tham gia trò chơi giả vờ.
- Bắt đầu hiểu những khái niệm thời gian như lát nữa, ngày mai, bây giờ, sau bữa cơm…- Bắt đầu biết tự mặc đồ, dù vẫn khó khăn với những cái cúc và khóa kéo.
- Bé có thể muốn được tự đánh răng, chải tóc…
- Bé muốn trợ giúp bố mẹ và thích bắt chước người lớn. Bé còn biết dọn dẹp nhà với một chiếc chổi và chiếc hót rác, dù sự dọn dẹp này có khi còn tạo ra một đống hỗn độn khác.
- Lật trang sách nhưng có thể là 3-4 trang cùng lúc. |
|
|
|
|
GIỚI THIỆU TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, công ty CP Điện tử Viễn thông Thành Biên đã xây dựng đề án Trường mầm non tư thục Sao Mai, hiện nay trường đã hoạt động bước sang năm thứ 4 và đã có được những thành tựu rất đáng tự hào, góp phần giải quyết những khó khăn cho ngành Giáo dục và quan trọng hơn là tạo thêm cho con trẻ một môi trường học tập vui chơi tốt, hiện đại để phát triển toàn diện.
Trường Mầm non Sao Mai hiện có khoảng hơn 400 trẻ ở các lứa tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi, ngoài ra, nhà trường cũng tiếp nhận trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
I. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Mầm non Tư thục Sao Mai
II. Cán bộ quản lý
1.Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
- Cử nhân Đại Học Ngoại Thương Hà Nội.
2.Hiệu Trưởng: TôThị Phương Bình
- Cử nhân Đại Học Sư phạm I chuyên ngành Mầm Non.
- Liên tục được công nhận giáo viên giỏi cơ sở, cấp Thành phố và cấp Tỉnh.
- Khen thưởng:
+ Đạt giải nhất kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố năm học 2007 – 2008
+ Đạt giải nhì kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm học 2008 – 2009
+ Đạt giải nhì kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm học 2009 – 2010
+ Giải nhì Hội Diễn nghệ thuật kỉ niệm 24 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11/2006 –Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hòa Bình.
- Có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và các hoạt động văn thể.
3. Phó Hiệu Trưởng: Phạm Thị Hoài Thương
- Cử nhân Đại học sư phạm chuyên ngành giáo dục mầm non
- Đã có nhiều thành tích trong công tác chuyên môn.
- Đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2011-2012
4.Trợ lý Ban giám hiệu: Bùi Bích Hạnh
- Tốt nghiệp trường Trung cấp sư phạm mầm non Thái Bình
- Đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp thành phố năm học 2012-2013.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH
Sau gần 4 năm chính thức đi vào hoạt động, được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Hoà Bình, Phòng GD&ĐT TP Hoà Bình, Công ty Cổ phần Điện tử - Viễn thông Thành Biên, sự ủng hộ và đồng thuận của các bậc phụ huynh, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể Ban giám hiệu và giáo viên, nhân viên, trường Mầm non tư thục Sao Mai đã vinh dự được UBND tỉnh Hòa Bình cấp Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Trong năm học mới, nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, quyết tâm thực hiện tốt cam kết “5 nhất”:
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại nhất
2. Chương trình đào tạo chăm sóc giáo dục trẻ khoa học nhất
3. Đội ngũ giáo viên có năng lực, trình độ sư phạm giỏi nhất
4. Công nghệ thông tin truyền thông kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội tiên tiến nhất
5. Dịch vụ hoàn hảo nhất, thỏa mãn nhu cầu của các bậc phụ huynh học sinh
Trường MNTT Sao Mai xin trân trọng thông báo về kế hoạch tuyển sinh năm học 2013-2014 như sau:
- Đối tượng tuyển sinh: trẻ từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi
- Học tất cả các ngày trong tuần (trừ chủ nhật và các ngày lễ, tết theo quy định).
- Học sinh được học Tiếng Anh đại trà do chuyên gia người nước ngoài giảng dạy.
- Hồ sơ nhập học: Phụ huynh nhận 01 bộ hồ sơ tại Phòng Tổ chức - Đào tạo; khai đầy đủ vào mẫu đơn xin nhập học; nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh; giấy khám sức khỏe; các giấy chứng nhận tiêm chủng; 3 ảnh 3x4; nộp phí nhập học; đăng ký sử dụng các dịch vụ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại: Phòng Tổ chức - Đào Tạo
Trường Mầm non TT Sao Mai - Tổ 7A - Đ.Trần Hưng Đạo - P.Phương Lâm - TP Hòa Bình
Điện thoại: 02183. 898.566
Xin trân trọng cảm ơn!
THỰC ĐƠN CỦA BÉ LỚP MẪU GIÁO + NHÓM CƠM NHÀ TRẺ
Tuần 1 + 3 tháng 10/ 2013
THỨ
|
BỮA SÁNG
(7h15 – 8h)
|
BỮA TRƯA
(10h15)
|
BỮA PHỤ CHIỀU
(14h)
|
BỮA XẾ CHIỀU
(16h)
|
Món mặn
|
Món canh
|
2
|
Bún thịt canh chua
|
Thịt bò xào su su
|
Canh xương nấu củ quả
|
Chè đậu xanh gạo nếp
|
Thanh long
|
3
|
Cháo bò
|
Gà, thịt nạc xào bí xanh
|
Canh trứng cà chua nấu xương
|
Bánh ngọt
|
Sữa fristi
|
4
|
Mì thịt nạc
|
Trứng chưng thịt nạc
|
Canh ngao nấu rau
cải ngọt
|
Miến nấu thịt, xương
|
Nước cam ép
|
5
|
Cháo lươn hành
thìa là
|
Giò, thịt nạc rim
|
Canh bí đỏ ninh xương
|
Chè đậu đen
Bánh mì que
|
Sữa bột
|
6
|
Xôi trắng, thịt băm
|
Cá, thịt sốt cà chua
thìa là
|
Canh rau ngót nấu thịt
|
Súp thịt gà cà rốt, khoai tây
|
Sữa chua Mộc Châu
|
7
|
Bánh đa thịt bò
|
Đậu, thịt sốt cà chua
|
Canh bí xanh nấu tôm
|
Cháo ngao thìa là
|
Chuối tiêu
|
THỰC ĐƠN CỦA BÉ NHÓM CHÁO
Tuần 1 + 3 tháng 10/ 2013
THỨ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Thứ 7
|
7h15
|
Bún thịt canh chua
|
Cháo bò
|
Mì thịt nạc
|
Cháo lươn hành
thìa là
|
Xôi trắng thịt băm
|
Bánh đa thịt bò
|
10h15
|
Cháo thịt bò su su
|
Cháo gà bí xanh
|
Cháo trứng thịt nạc
|
Cháo giò thịt nạc cà rốt
|
Cháo cá rau ngót
|
Cháo thịt rau
củ quả
|
14h
|
Chè đậu xanh
gạo nếp
|
Bánh ngọt
|
Miến nấu thịt, xương
|
Chè đậu đen
Bánh mì que
|
Súp thịt gà cà rốt, khoai tây
|
Cháo ngao
thìa là
|
16h
|
Thanh long
|
Sữa fristi
|
Nước cam ép
|
Sữa bột vitadaily
|
Sữa chua Mộc Châu
|
Chuối tiêu
|
THỰC ĐƠN CỦA BÉ LỚP MẪU GIÁO + NHÓM CƠM NHÀ TRẺ
Tuần 2 + 4 tháng 10/ 2013
THỨ
|
BỮA SÁNG
(7h15 – 8h)
|
BỮA TRƯA
(10h15)
|
BỮA PHỤ CHIỀU
(14h)
|
BỮA XẾ CHIỀU
(16h)
|
Món mặn
|
Món canh
|
2
|
Bún canh thịt chua
|
Thịt bò xào su su
|
Canh rau ngót nấu thịt
|
Cháo chim đậu xanh, hạt sen
|
Nước cam ép
|
3
|
Cháo lươn
|
Thịt gà xào su su
|
Canh tôm nấu cải ngọt
|
Chè đậu đen, bánh
mì que
|
Dưa hấu
|
4
|
Xôi đỗ, thịt băm
|
Tôm thịt sốt cà chua
|
Canh bí xanh ninh xương
|
Bánh ngọt
|
Sữa fristi
|
5
|
Cháo ngao hành răm
|
Thịt nạc, đậu phụ rim.
Muối vừng
|
Canh bí đỏ nấu thịt
|
Cháo lươn
|
Thanh long
|
6
|
Bún bò
|
Cá, thịt nạc xào hành,
thì là
|
Canh trứng cà chua
|
Súp thịt gà rau củ
|
Sinh tố chanh leo
|
7
|
Cháo thịt bò nấu đậu
|
Thịt lợn chưng trứng
|
Canh cải ngọt nấu thịt
|
Bánh đa nấu xương
|
Sữa bột vitadaily
|
THỰC ĐƠN CỦA BÉ NHÓM CHÁO
Tuần 2 + 4 tháng 10/ 2013
THỨ
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Thứ 7
|
7h15
|
Bún canh thịt chua
|
Mì thịt nạc
|
Xôi đỗ thịt băm
|
Cháo ngao hành răm
|
Bún gà
|
Cháo thịt bò nấu đậu
|
10h15
|
Cháo thịt bò su su
|
Cháo thịt gà su su
|
Cháo tôm thịt bí xanh
|
Cháo thịt băm
Rau ngót
|
Cháo cá hành
thì là
|
Cháo thịt trứng rau cải
|
14h
|
Cháo chim đậu xanh, hạt sen
|
Chè đậu đen, bánh mì que
|
Bánh ngọt
|
Cháo lươn
|
Súp thịt gà rau củ
|
Bánh đa nấu
xương
|
16h
|
Nước cam vắt
|
Dưa hấu
|
Sữa fristi
|
Thanh long
|
Nước cam ép
|
Sữa bột vitadaily
|
Bé Cao và Bé Thấp
|
Vì sao thỏ cụt đuôi
|
Truyện về loài voi
|
Hai anh em gà con
|
Chiếc áo đẹp
|
 Bà ngoại của Voi con bị bệnh phải vào bệnh viện nằm. Đi học về, Voi con xin phép mẹ vào bện viện thăm bà. Trên đường đi, Voi con thấy bác Dê đang vác trên vai một bao gạch lạch bạch đi từng bước một. Voi con vội chạy tới nói với bác: “Bác Dê ơi! Để cháu giúp bác”. Thế là chú Voi dùng vòi của mình nhấc bao gạo lên một cách nhẹ nhàng và đưa về tận nhà bác Dê.
Khi Voi con đi qua một vườn hoa, chú nhìn thấy Cún con đang tưới hoa. Cún ...
|
 Sóc Nâu có cái đuôi bông thật tuyệt vời. Nó thường hênh hoang:- Cái đuôi của tớ đẹp nhất nên tớ là đứa trẻ xinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất! tớ sẽ đi khắp khu rừng để cho mọi người thấy…Rồi Sóc Nâu bắt đầu lên đường. Gặp Gấu Đen, nó hí hửng chìa cái đuôi ra khoe. Gấu Đen bảo:- Cái tát của Gấu này mới tuyệt vời. Chú này có muốn thử không?Sóc Nâu lắc đầu. Nếu bị Gấu tát thì chắc là đau lắm. Sóc nâu xấu hổ bỏ ...
|
 Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ mắt hồng trông rất xinh. Thỏ mẹ may cho Thỏ con một cái áo bông trắng giống như áo của tất cả các chú Thỏ khác. Thỏ con không thích cái áo bông trắng, Thỏ con đòi mẹ phải may cho mình thật nhiều áo sặc sỡ khác.Thỏ mẹ nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng đành may cho Thỏ con một cái áo vàng, có viền mầu nâu giống như áo của Hổ. Thỏ con sung sướng mặc áo mới vào rồi xin phép mẹ ra đường chơi. Vừa lúc đó có ...
|
 Đàn cá diếc mới lớn đang tung tăng bơi lội, nô đùa trong hồ nước. Nhìn cái gì, Diếc con cũng thấy lạ. Bỗng có Bác Rùa từ đâu bơi tới.Diếc con tròn mắt nhìn. Lạ quá, cùng ở dưới nước mà bác ấy không giống họ hàng nhà cá: Cái đầu thò ra, thụt vào. Cái đuôi ngắn ngun ngủn. cái “nhà” trên lưng thật nặng nề. Lại còn bốn cái chân thô kệch nữa ...
|
 Cá chép con muốn rủ cua đi chơi nhưng tìm mãi chẳng thấy cua đâu. Chép con liền đi hỏi ếch xanh. Ếch xanh bảo:- Cua đi ẩn náu để lột xác rồi!Chép con nghĩ bụng: “Quái lạ, tại sao cua lại phải lột xác nhỉ?” Chép con đi hỏi ốc vặn, ốc vặn cũng chẳng biết gì hơn. Chép lại hỏi:- Ốc vặn có phải lột xác không?Ốc vặn phì cười trả lời:...
|
 Xa tít ngoài đại dương, có một đàn cá tụ tập bên nhau. Đó là giống cá đặc biệt, mỗi con đều có những cái vẩy lóng lánh. Kể từ khi cá Cầu Vồng phân phát lớp vẩy đẹp của mình cho đàn cá chung quanh, thì tất cả trở thành bạn thân, làm gì cũng có nhau. Chúng bơi chung, chơi chung, ăn chung và khi nghỉ ngơi, chúng cũng quây quần bên ...
|
 Trước kia, cá Cầu Vồng là con cá đẹp nhất trong biển cả. Vì luôn nghĩ rằng mình đẹp nên cá Cầu Vồng rất kiêu căng và không chơi với những con cá khác.Có một lần, cá Xanh nhỏ đến hỏi xin cá Cầu Vồng một cái vẩy lóng lánh. Cá Cầu Vồng chỉ cười lớn và ...
|
 Lớp mẫu giáo của Hà có thêm bạn mới. Tên bạn ấy là Hoa. Cả lớp cứ xì xào, chỉ chỏ vào bàn tay trái của bạn ấy.“Kỳ lạ lắm, thật đấy!” – Tí sún thì thầm với Hà như thế. Hà vờ đi uống nước rồi liếc nhìn. Ừ, mà lạ thật. Mấy ngón tay của bạn ấy quắp lại, bé tẹo.Đến lúc nghỉ trưa, cả lớp cứ đùn đẩy nhau không ai chịu nằm cạnh Hoa. Cuối cùng Tí sún ...
|
 Hôm nay là ngày đầu tiên bạn Quân đi học mẫu giáo. Bạn sợ lắm, hai tay cứ nắm chặt, chân không chịu bước, nước mắt giàn giụa:- Con không muốn đến trường đâu! – cậu bé bảo mẹ - con muốn ở nhà với mẹ cơ!Con thích đồ chơi và thích ở nhà. Mẹ cho con ở nhà với mẹ ...
|
 Ngày Chủ Nhật Gấu con xin phép mẹ ra đường chơi cùng các bạn. Gấu mẹ dặn:- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ...
|
|
|
Một số hình ảnh về Trường mầm non tư thục - chất lượng cao Sao Mai
|